TRANH THÊU TRUYỀN THỐNG NƠI ĐÂU ĐẸP NHẤT?

tranh thêu tay truyền thống xứ Huế nét đẹp của nghề thêu

Ngày đăng: 05-08-2024

170 lượt xem

TRANH THÊU TRUYỀN THỐNG NƠI ĐÂU ĐẸP NHẤT?
Nghề thêu tranh thêu truyền thống Việt Nam đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu và còn mãi cho đến ngày nay. ở nước ta thì Nghề thêu tranh truyền thống có ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên có một câu hỏi lớn đã tồn tại lâu nay chưa có câu trả lời chính xác và thuyết phục. Đây cũng là câu hỏi mà khách hàng yêu tranh thêu hay hỏi nhất đó là : tranh thêu truyền thống ở nơi nào đẹp nhất ?
Tranh thêu truyền thống do người xứ nào thêu sẽ có hồn và tinh tế nhất ? Để trả lời cho câu hỏi lớn này, trước hết chúng phải lật lại lịch sử phát triển nghề thêu từ thuở sơ khai đến nay để thấy được bức tranh chung toàn cảnh của nghề thêu và nghề thêu tranh.
Hôm nay tranh thêu truyền thống Huế xin được giới thiệu đến các bạn đôi nét về lịch sử phát triển nghề thêu truyền thống và một nhánh con của nghề thêu đó là TRANH THÊU TRUYỀN THỐNG. Từ đó sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tranh thêu nói chung và tranh thêu truyền thống nói riêng. Từ đó sẽ có được câu trả lời cho thắt mắt : Tranh thêu truyền thống ở nơi đâu đẹp nhất ?
Để trả lời câu hỏi là nghề thêu có từ bao giờ quả là khó để trả lời chính xác. Chỉ biết là từ khi lá cờ thêu sáu chữ vàng “ phá cường địch, báo hoàng ân “ của Trần Quốc Toản xuất hiện đã làm khiếp vía quân Nguyên thì Nghề thêu tay truyền thống đã xuất hiện từ trước đó rất lâu . Nghề thêu trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, tính đến nay đã gần 1000 năm lịch sử .
Nghề thêu tay truyền thống thực sự phát triển vược bậc khi cụ tổ nghề thêu LÊ CÔNG HOÀNH đi sứ Trung Quốc đã mang những kiến thức mới về áp dụng và chỉ dạy để phát triển hơn nữa nghề thêu ở làng Quốc Động từ năm 1646. Càng về sau làng Quốc Động nói riêng càng có nhiều tiến bộ và hình thành nhiều mảng khác nhau chuyên biệt như thêu quần áo, mũ mão, thêu ren, thêu cờ phướng, khăn trải bàn…
Trong quá trình lao động miệt mài đầy đam mê và sáng tạo thì những người nghệ nhân thêu Việt Nam đã cho ra đời một loại hình tranh nghệ thuật mới vô cùng độc đáo mà cả thế giới cũng phải ngã mũ thán phục. Đó chính là nghệ thuật tranh thêu tay truyền thống.
Với tranh thêu tay truyền thống thì bức Tranh không được vẽ, in, khắc… bằng cách thông thường bởi các vật liệu quen thuộc thường thấy khác. Mà chúng được tạo nên bởi KIM, CHỈ , LỤA cùng với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, đôi mắt tinh tế của người nghệ nhân thêu.
Riêng tại Huế, nghề thêu cũng phát triển gần như cùng thời với làng thêu Quốc Động. Nhề thêu truyền thống ở Huế cũng phát trển phân ra nhiều nghành. Tuy nhiên nghề thêu truyền thống Huế lại phát triển theo chiều sâu, nổi tiếng chuyên sâu nhất và chuyên biệt nhất là mảng thêu tranh thêu truyền thống. ở Huế thì thêu tranh xuất hiện rất sớm va phát triển rất cao về cả mĩ thuật lẫn kĩ thuật.
Như đã biết, cái nôi của nghề thêu là ở Quốc Động nhưng cái nôi của nghề thêu tranh thêu truyền thống đó lại là đất kinh thành Huế. Nghề thêu có ở khắp nước nhưng nghề thêu tranh thêu tay truyền thống thì phát triển nhất vẫn là ở Huế. Có thể nói rằng về kĩ thuật lẫn nghệ thuật và mĩ thuật thì tranh thêu Huế vẫn hơn hẳn tranh do các làng nghề thêu khác .Tranh thêu Huế nổi tiếng là tinh xảo,bền, đẹp, có chiều sâu.
Tai sao lại là Huế ?
Trong nghành tranh thêu tay truyền thống để thêu được một tác phẩm tranh thêu đẹp đúng nghĩa thì cần nhiều yếu tố, tuy nhiên có hai yếu tố then chốt mang tính quyết định đó là con người và yếu tố ngoại cảnh. Về phía nghệ nhân thêu thì cần những yếu tố như tay nghề, tuổi nghề, kinh nghiệm, kĩ thuật, sự tinh tế và khoé léo của đôi tay, sự tinh tường của đôi mắt, sự cần mẫn, tỉ mĩ kiên trì, tình yêu nghề, tâm trạng, cảm xúc…
Về phía ngoại cảnh thì thiên nhiên môi trường cũng phải thơ mộng, ôn hoà, tĩnh lặng, tạo nên một tâm trạng tốt nhất cho người thêu…Kết hợp được hai yếu tố chính này này thì mới mong có một tác phẩm tranh thêu nghệ thuật đẹp và tinh tế được.
May mắn thay VÙNG ĐẤT HUẾ và CON NGƯỜI HUẾ có đủ hai tính chất này. Bởi Huế là vùng đất nổi tiếng thơ mộng, có phong cảnh hữu tình , nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,là vùng đất thiêng đã từng được chọn là chốn kinh đô. Người xứ Huế có một phong cách nói năng ứng xử nhẹ nhàng tinh tế, đặc biệt người phụ nữ Huế cũng nổi tiếng rất khéo léo kiên trì, tâm hồn sâu lắng.
Tác phẩm tranh thêu là một tác phẩm thủ công bằng tay, do đôi bàn tay con người tạo nên, do vậy mỗi thay đổi tác động dù là nhỏ nhất vẫn có tác động thấy rõ đến tác phẩm. Một tác phẩm tranh thêu cũng như đứa con tinh thân của người nghệ nhân thêu, vì vậy trong quá trình “thai nghén’’ và ra đời một tác phẩm tranh thêu cần lắm một tâm hồn thơ mộng, nhạy cảm, cảm xúc thoải mái , một phong cảnh ngoại cảnh yên bình xung quanh để “đứa con tranh thêu’’ ấy vuông tròn đầy đặng không một khiếm khuyết.
Nghề thêu tranh thêu đã phát triển khắp, cả nước đều có thể thêu tranh thêu đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là tranh thêu thêu tại Huế và do chính nghệ nhân Huế thêu. Nói đến đây thì có một ý kiến phản đối là Đà Lạt cũng là một nới thêu tranh đẹp không kém gì tranh thêu truyền thống Huế. Vậy là sao ???
Đúng là vậy. Hiện tại ngoài Huế ra thì còn một địa danh nữa cũng có nghề thêu tranh rất phát triển khá nổi tiếng và cũng được nhiều người biết đến đó là Đà Lạt. Điều này làm cho một số người chưa có điều kiện biết đến tranh thêu Huế nhầm tưởng Đà Lạt chính là cuội gốc của nghề thêu Tranh thủ công bằng tay.
Xin thưa rằng không phải như vậy, cần khẳng định lại rằng Huế mới chính là gốc của nghệ thuật tranh thêu tay truyền thống. Tuy nhiên nhầm lẫn này cũng là điều dễ hiểu vì hiện tại tranh thêu Đà Lạt ( tại một số cở sở uy tín ) cũng phát triển và đẹp không kém gì tranh thêu Huế. Vậy tại sao Đà Lạt lại có thể thêu tranh đẹp ‘ngang ngửa” với tranh thêu Huế? Điều gì khiến tranh thêu Đà Lạt phát triển kịp với tranh thêu truyền thống Huế? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Tại Đà Lạt ban đầu chỉ có yếu tố thiên nhiên hữu tình, thời tiết lạnh phù hợp với nghề thêu. Nhưng về yếu tố con người thì ở Đà Lạt không có sẵn truyền thống, khi xưa chẳng mấy ai biết thêu tranh và làm nghề tranh thêu cả. Chỉ từ khi có những người Gốc Huế đi lập nghiệp tại Đà Lạt cách đây gần 30 năm đã mang nghề thêu tranh đến với vùng đất du lịch này.
Từ đó nghề thêu tranh thêu ở Đà Lạt mới được biết đến và nổi tiếng như bây giờ. Đó cũng là lý do tại sao hiện tại ở Đà Lạt người nghệ nhân thêu tranh giỏi đa phần lại là người Huế. Như vậy gốc gác của nghề thêu tranh thêu truyền thống đẹp thì vẫn là từ đất Huế, bởi từ con người Huế mà ra.
Một lợi thế nữa của nghề thêu tranh thêu tay Huế là từ xưa là đất kinh thành, thêu thùa phát triển mạnh mẽ vì nhu cầu thêu nhiều cho vua chúa quan lại . Ở Huế chuyên về thêu tranh thêu truyền thống từ rất sớm nên trình độ tay nghề kĩ thuật, thẩm mỹ cũng đã tiến xa và hình thành những nét riêng. Nét HUẾ không pha lẫn vào đâu được.
Những bí quyết nghề nghiệp gia truyền đã khiến cho tranh thêu HUẾ có gì đó rất sinh động, lạ lẫm, đặc biệt, thu hút hơn hẳn những dòng tranh do những vùng khác và nghệ nhân nơi khác thêu. Ắt hẳn nhiều người biết đến tranh thêu Huế thì sẽ trải nghiệm được khác biệt này. Cùng với phong cảnh hữu tình, sự khéo léo của đôi tay tận tâm tận tuỵ với nghề mà tranh thêu Huế đã nên một thương hiệu riêng nổi tiếng nhất nước : TRANH THÊU TAY TRUYỀN THỐNG HUẾ

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
0869 688 658