KỸ THUẬT THÊU

Kỹ thuật thêu tay không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ mà còn phải sáng tạo, thêu không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật tạo hình. Dưới con mắt và bàn tay khéo léo của mình, người thợi thêu dùng cây kim, sợi chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như mong muốn. Xin được giới thiệu đến bạn đọc các kỹ thuật thêu tay truyền thống Huế sau:

Ngày đăng: 01-11-2013

49,376 lượt xem

   Thợ thêu Huế quan niệm rằng : đối với người thợ thêu không chỉ quan trọng đến đường kim, mũi chỉ mà còn phải quan tâm đến các công  đoạn khác : chọn chỉ, nhuộm màu, ra mẫu…

   Kỹ thuật thêu tay không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ mà còn phải sáng tạo, thêu không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật tạo hình. Dưới con mắt và bàn tay khéo léo của mình, người thợi thêu dùng cây kim, sợi chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như mong muốn. Xin được giới thiệu đến bạn đọc các kỹ thuật thêu tay truyền thống Huế sau:

1, Thêu nối đầu:

   Thêu nối đầu truyền thống có 3 dạng: nối đầu uốn lượn, nối đầu cong vòng, nối đầu thẳng hàng.

   Cách thêu này theo nguyên tắc nối tiếp mũi chỉ, mũi sau nối vào cuối mũi trước. Các mũi cứ thế tạo thành từng hàng đan đầy nét mẫu trên nền vải. Mỗi mũi chỉ thường dài 3-5 ly, nếu các chi tiết uốn lượn thì phải thêu ngắn mũi hơn nữa. Như vậy, đường thêu sẽ uyển chuyển, không gãy khúc và vải nền không có khe hở.

   Các chi tiết khi áp dụng: cỏ, lá tre, lá trúc…

 

2, Thêu chăng chặn (giăng chặn):

   Thêu chăng chặn có 3 dạng: chăng chặn chăng, chăng chặn chéo chữ thập, chăng chặn cong.

   Thêu chăng chặn là cách thêu giăng những đường chỉ dài rồi chặn từng đoạn ngắn để giữ đường chỉ. Chỉ dùng để chặn ở đây sẽ là chỉ cùng màu, nhưng sợi nhỏ. Cách thêu chăng chặn dùng để thêu những đường mặt nước, mái ngói, nhụy hoa…trong những mẫu tranh thêu phong cảnh, hoặc thêu lấp đầy bề mặt mẫu trong những mẫu thêu cách điệu trang trí. Mũi chỉ cách đếu nhau từ 3-5 ly, mũi chặn phải không được chặt tay quá mà cũng không được lỏng tay quá tránh tình trạng sợi chăng bị gãy khúc và sợi chăng bị xê dịch.

   Từ kiểu thêu cơ bản ta có các kiểu biến tấu dưới đây:

Kiểu 1: Thêu phủ bề mặt mẫu bằng những đường chăng và chặn dài. Có thể áp dụng để thêu các mẫu hình cánh hoa lá, tạo đường gân giữa lá

Kiểu 2: Thêu phủ bề mặt mẫu bằng những đương chăng và chặn ngắn. Áp dụng để thêu các mẫu hình cánh hoa lá, tạo đường gân giữa lá

Kiểu 3: Thêu chăng chặn từng đường thưa phủ bề mặt mẫu. Các mũi chỉ chặn so le nhau

Kiểu 4: Thêu chăng chặn từng đường khít sát nhau phủ lấp bề mặt mẫu

Kiểu 5: Thêu các đoạn chỉ giăng đan chéo nhau và chặn các mũi chỉ ngắn tại các điểm giao nhau của chúng

Yêu cầu: các mũi chỉ nằm sát mặt vải, không bồng lên, đường thêu thẳng hoặc phủ lấp đầy bề mặt theo đường nét của mẫu, mặt vải không nhăn.

3, Thêu lướt vặn (còn gọi là thêu thụt lùi):

   Thêu lướt vặn có 3 dạng chính: (lướt vặn đường thẳng, lướt vặn vòng lượn, lướt vặn cong tròn), kiểu thêu này tương đối đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự khéo tay của người thợ. Nó tạo cho người xem cảm thụ nghệ thuật mạnh mẽ như đứng trước cảnh thật vậy.

   Cách thêu: thêu mũi thứ nhất dài 5mm, mũi thứ 2 cắm sát vào nửa múi thứ nhất, mũi thứ ba cắm sát vào đuôi mũi thứ nhất.

   Lối thêu này có ưu thế trong việc diễn tả các chi tiết như: làm rõ từng đườn vân của đá, cuống và sống lá, cánh chim hay ngọn tháp, cành cây…

Tranh thêu tay BÌNH YÊN

4, Thêu bó hạt:

   Cách thêu này tạo ra mặt chỉ láng bóng, tự nhiên.

   Cách thêu gần giống với thêu lướt ván, có các kiểu: bó hạt cành mềm, bó hạt thẳng ngang, bó hạt cành cứng, bó hạt hoa cúc.

   Kỹ thuật thêu bó hạt tạo nên các đường viền lớn, các dạng đường tròn, cánh hoa dài…

   Yêu cầu: Mũi chỉ phải đều nhau, không lệch răng cưa…

5, Thêu trùm (còn gọi là thêu đâm xô, thêu tràn)

   Thêu đâm xô ngang, đâm xô vát, đâm xô dọc, đâm xô tỏa, đâm xô lượn, đâm xô xoay, đâm xô cong gãy, đâm xô gấp khúc, đâm xô tỏa lượn, đâm xô xoay, đâm xô lượn tỏa…là những lối thêu trùm cơ bản. Kỹ thuật thêu này được sử dụng nhiều trong một bức tranh thêu.

   Cách thêu này để tạo nền cho các mảng màu lớn, cũng dùng để phối màu, tạo nên sắc độ đậm nhạt, sáng tối thích hợp. Sử dụng kỹ thật thêu trùm thông qua thủ pháp chồng, tách và pha màu cũng như các phương pháp kỹ thuật: canh chỉ, chân chỉ…để sáng tạo tác phẩm và có thể thực hiện đúng theo yêu cầu của khách hàng cho dù có gặp khách hàng khó tính nhất.

   Kỹ thuật này giống như trong hội họa: tô và vờn màu làm cho tác phẩm cân đối hoàn chỉnh. Với cách thêu này sẽ thể hiện được phong cách và khả năng riêng biệt từng nghệ nhân.

   Cách thêu: Người thợ dùng đường chỉ thêu phủ kín lớp nền. Mũi chỉ ngắn, dài so le chen vào giữa những đường chỉ nền trước. Các mũi chỉ này cùng màu sắc với chỉ nền nhưng khác sắc độ từ đó làm cho bức thêu thêm sinh động.

TRẦN THỊ NHƯ Ý

 

Bình luận (5)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • nguyễn thị vẹn (25-10-2016) Trả lời
    chỉ cho e hương dan cách thêu ngoi sao 5 cánh voi
  • Thái Vân (16-05-2016) Trả lời
    Cho em hỏi,nếu em muốn học thêu tranh thêu tay Huế thì em học ở đâu ạ?
  • quốc huyền (01-05-2015) Trả lời
    Cho e hỏi, nếu thêu chữ thì thêu chăng chặn hay thêu lướt vặn
    • kim anh (13-09-2015)
      sao em phôí màu khi thêu chua nổi bật thể hiện sáng tối chị ơi
  • trần quang phúc (30-09-2014) Trả lời
    cảm ơn bạn đã cho mình biết thêm về cách theu tranh nhé.tranh của bạn rất đẹp ak.chúc bạn làm ăn phát đạt nhé
0869 688 658